Đến độ tuổi nhất định thì bạn sẽ được làm chứng minh thư nhân dân. Đây là loại giấy tờ tùy thân quan trọng để xác nhận bạn là công dân mang quốc tịch Việt Nam.
Tuy nhiên không phải ai cũng biết được lịch làm thẻ căn cước, chứng minh thư nhân dân. Khi làm cần những thủ tục gì? Những thông tin được chia sẻ dưới đây sẽ giúp ích cho các bạn có thêm nhiều hiểu biết.
Chứng minh nhân dân là gì?
Chứng minh nhân dân (viết tắt là CMND) hay còn được gọi là chứng minh thư là một trong những loại giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam được cấp từ Công An có thẩm quyền. Theo đó, đối tượng được cấp CMND là những công dân Việt Nam từ 14 tuổi trở lên.
CMND là loại giấy tờ quan trọng đối với tất cả mọi người. Bởi hầu hết những dịch vụ, hoạt động hiện nay đều cần đến CMND như thi cử, vay tài chính, làm hộ chiếu…
Chính vì thế, nếu các bạn đã đến tuổi thì nên làm chứng minh nhân dân theo quy định để xác định quyền cũng như trách nhiệm công dân.
Dựa theo luật căn cước từ ngày 1/1/2016, công dân trên cả nước sẽ đổi chứng minh nhân dân thành thẻ căn cước công dân.
Thế nhưng tính đến nay hoạt động đổi thẻ căn cước công dân mới được thực hiện trên 16 tỉnh thành còn lại 46 tỉnh thành vẫn sử dụng giấy CMND như bình thường.
Những đối tượng phải làm CMND ở Việt Nam
Dựa theo quy định của nhà nước, ở Nghị định số 05/1999/NĐ-CP và Thông tư số 04/1999/TT-BCA (C13) có quy định về đối tượng phải làm CMND như sau:
Đối với trường hợp cấp mới, làm CMND lần đầu
Đối với trường hợp này là những đối tượng chưa làm chứng minh thư lần nào do chưa đủ tuổi hay chưa làm chứng minh thư nhưng đang sinh sống ở Việt Nam:
- Cá nhân có độ tuổi từ 14 trở lên và là công dân của Việt Nam, có quốc tịch Việt Nam.
- Là đối tượng đang cư trú trên 63 tỉnh thành Việt Nam và chưa từng chứng minh nhân dân lần nào.
Trong trường hợp đổi CMND mới, đổi từ CMND sang thẻ căn cước
CMND hay đổi từ CMND sang thẻ căn cước bởi một trong những lý do như:
- CMND bị mờ, không rõ số và chữ, mất góc hoặc bị rách.
- Những cá nhân chuyển đổi hộ khẩu sang nơi khác ngoài tỉnh, làm chứng minh thư lại với đầu số chứng minh thư khớp với địa chỉ mới.
- Thay đổi địa chỉ thường trú, sinh sống trong cùng tỉnh cũng có thể được cấp lại chứng minh thư.
- Trong trường hợp thay đổi họ, tên, ngày tháng năm sinh được sự cho phép, xác nhận của chính quyền sẽ được cấp lại chứng minh thư
- CMND chỉ có hiệu lực trong vòng 15 năm và đến ngày hết hạn
Đối với trường hợp bị mất CMND cần làm lại
Nếu các bạn bị CMND, có hai cách xử lý như sau:
- Cấp lại CMND như CMND cũ.
- Thay đổi thành Căn cước công dân theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Lịch làm chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân
Đối với những cá nhân muốn làm CMND/thẻ căn cước công dân có thể tới công an phường, thị xã và thành phố tại địa phương mình đang thường trú, địa điểm đăng ký hộ khẩu thường trú để làm thủ tục.
Thời gian làm việc cấp mới hay cấp đổi CMND đó là từ thứ 2 đến thứ 6, có thể một số đơn vị làm việc vào sáng thứ 7.
Lưu ý:
- Khi đi đổi CMND, cấp mới, cấp đổi các bạn nên chú ý về thời gian. Nếu các bạn đang ở xa, phải về quê làm thì nên xin nghỉ một ngày, sau đó có thể ủy quyền cho một người thân. Người được ủy quyền sẽ lấy giúp chứng minh thư sau khi hoàn tất.
- Không nên đến quá muộn hoặc giờ nghỉ trưa, khi đó các bạn sẽ phải chờ lâu, thời gian xử lý không được nhanh.
Thủ tục làm CMND, căn cước công dân
Tùy thuộc vào đối tượng làm CMND kể trên mà thủ tục sẽ có sự khác nhau. Cụ thể đó là
Đối tượng cấp mới, lần đầu làm CMND
- Bản gốc sổ hộ khẩu thường trú
- Tờ khai yêu cầu cấp chứng minh thư
- Lăn tay, nộp ảnh theo quy định hay chụp ảnh trực tiếp tại trụ sở
Đối tượng đổi mới CMND hay đổi từ CMND sang CCCD
- Đơn đề nghị (mẫu CM3) đổi mới, đổi từ chứng minh thư sang CCCD (lấy tại trụ sở Công An)
- Sổ hộ khẩu thường trú
- Kê khai thông tin trên tờ khai cấp chứng minh thư.
- Lăn tay, chụp ảnh trực tiếp ở trụ sở.
- Nộp lại chứng minh thư cũ để hủy
Đối tượng cấp lại chứng minh thư do mất
- Đơn đề nghị (theo mẫu CM3) có giấu giáp lai và xác nhận của Công An cấp tại phường, xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú
- Sổ hộ khẩu thường trú bản gốc
- Kê khai thông tin trên tờ khai cấp chứng minh thư
- Lăn tay, nộp ảnh theo quy định hay chụp ảnh trực tiếp tại trụ sở.
Làm chứng minh nhân dân lấy trong bao lâu?
Thời gian làm mới/đổi mới chứng minh thư sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như nơi đăng ký, hình thức đăng ký. Cụ thể đó là:
- Đối với thành phố, thị xã thì thời gian tối đa 15 ngày
- Đối với các khu vực khác thì thời gian 30 ngày
Làm chứng minh nhân dân có mất phí không?
Dựa theo quy định, tất cả những đối tượng cấp lại CMND hoặc đổi CMND do hư hỏng, mất sẽ thu phí. Cụ thể, từng trường hợp như:
- Cấp mới: 20.000 VNĐ.
- Cấp đổi: 40.000 VNĐ.
- Cấp lại: 60.000 VNĐ.
Lưu ý:
- Nếu các bạn chụp ảnh ở nơi làm CMND, lệ phí làm CMND sẽ thu thêm 10.000 VNĐ.
- Đối tượng cấp mới hay đổi mới CMND do hết hạn sẽ được miễn phí khi làm thủ tục.
- Những công dân thường trú ở xã, thị trấn miền núi, biên giới, huyện đảo được giảm 50% lệ phí.
- Những công dân là người thân ( bố, mẹ, vợ chồng, con dưới 18 tuổi) của liệt sĩ, thương binh,… thuộc diện chính sách thì sẽ được giảm 100% lệ phí.
Những đối tượng không được cấp CMND
- Đó là những đối tượng không kiểm soát được hành vi cá nhân được xác nhận tâm thần ở Y tế
- Đối tượng đang được điều trị ở bệnh viện tâm thần.
- Đối tượng đang bị truy nã, có hành vi vi phạm pháp luật đã bị tố giác hoặc đang bị giam giữ và chịu hình phạt quản giáo.
- Đối tượng đangở trong trại giáo dưỡng, cơ sở chữa bệnh…
Bài viết trên Vse.org.vn đã chia sẻ đến các bạn lịch làm thẻ căn cước, chứng minh thư nhân dân. Việc nắm rõ những điều trên sẽ giúp bạn chủ động nhiều hơn trong thời gian. Chúc các bạn gặp nhiều may mắn trong cuộc sống cũng như công việc.
Bình luận